Archive for Tháng Sáu, 2010

Trong số 18 hồ sơ đến từ các quốc gia: Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam có 4 đại diện đạt giải cuộc thi tòa nhà hiệu quả năng lượng và quản lý năng lượng ASEAN 2010.

Đây là cuộc thi nằm trong cơ cấu giải thưởng ASEAN do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức hằng năm, nhằm thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả khu vực Đông Nam Á. (more…)

Nhóm kiến trúc sư G.Lab của Cộng sự Gansam tại Seoul đã hoàn thành việc thiết kế kiến trúc 3 căn hộ nhìn ra sông Hàn tại Hongcheon, Nam Hàn.

Được gọi là Casamoro Condominiums, dự án bao gồm 3 đơn nguyên, khu vực đậu, đỗ xe và cả khu vực café được nhấc lên khu vực sân thượng tầng một. Mỗi một đơn nguyên đều có những góc có thể nhìn ra bờ sông đối diện. Dưới đây là một số ý kiến của các kiến trúc sư.

Casamoro Condominiums được đặt ở bờ Bắc của Sông Hà, nơi xây dựng 3 đơn nguyên với tầm nhìn ra sông và còn hơn cả đặc biệt, mỗi đơn nguyên tương ứng với một tính năng địa hình cụ thể đối với bờ sông đối diện. (more…)

Nguon Baymau. Mái Việt Nam dốc nghiêng từ đường bờ nóc, tiếp giáp của hai mặt phẳng nghiêng của mái và tì lên diềm mái. Còn mái Trung Quốc, mặt phẳng nghiêng hơi võng ở giữa. Nói cách khác mái Việt Nam là mặt phẳng nghiêng còn mái Trung Quốc là mặt cong nằm nghiêng.

Có lẽ sự khác biệt đó là từ ý đồ thực dụng. Mặt phẳng nghiêng dễ thoát nước và dễ thi công.

Mái nhà bằng gỗ lợp ngói, dốc nghiêng nghiêng, bốn mái tiếp giáp nhau, cái diềm mái cong lên ở phần cuối theo kiểu “đầu đao lá mái”.

Đầu đao là cái đòn tay (hoành) hình chữ nhật, đặt nghiêng trên vì kèo ở sát diềm mái và hớt cong lên ở các góc mái, trên có gắn thêm mảnh ván hình chữ nhật, để đỡ hàng ngói cuối cùng. Từ ngoài nhìn vào, hình dáng hớt cong lên giống như lưỡi “đao”, một thứ vũ khí lợi hại thuở xưa. Và lá mái, mặt mái cong cong, uyển chuyển, nhẹ như tàu lá, nhờ đặc điểm cấu tạo kiến trúc này, mái ngói vẩy cá, ngói mũi hài, ngói ống âm dương… dày và nặng trên hệ thống cột bề thế, chắc nịch, cong vút lên ở các góc. Hình khối vững chắc trải ra theo chiều dài, chiều rộng, nhờ nét cong cong tài tình này, mất hẳn dáng lụp xụp nặng nề, hoà nhịp với thiên nhiên. Nói lên khát vọng con người như muốn cất cánh bay lên khám phá huyền bí trong mệnh mông vũ trụ. Cố kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện gọi là “nở hoa đao”. (more…)

Ngày hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với bạn một căn hộ nhỏ xinh xắn ( diện tích 61m2) nằm tại Thụy Sĩ. Bạn đang muốn kiếm một căn hộ nhỏ hoàn hảo thích nghi với xã hội những cũng vẫn đảm bảo tính riêng tư. Với thiết kế nội thất rộng rãi, ngôi nhà trông ấm cúng và mời gọi. Bảng màu được sử dụng trong ngôi nhà trông vui mắt nhưng vẫn tinh tế và trang nhã. Một phòng khách rộng để chào đón những người khách tới chơi nhà: Gối trên sàn, một ít sách dễ lựa trong tầm tay. Những khung cửa kính hiện diện khắp nơi, Những ranh giới giữa bên trong và bên ngoài rất hạn chế. Tôi đoán là chúng ta có thể dùng từ ” hấp dẫn” đối với căn hộ nhỏ xinh này. (more…)

Quán cafe này nằm ở Stockholm, Thụy Sỹ. Công trình thiết kế nội thất xinh đẹp này được Studio Note thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư. Michael Toutoungi. Quán cafe Foam có 2 yếu tố quan trọng. Yếu tố thứ nhất là phải giữ được những chi tiết mang lại sự nổi tiếng cho quán cafe từ trước và vẫn tạo nên sự quen thuộc đối với khách hàng thường lui tới quán và tạo nên sự thân thiện như đang ở nhà. Thứ hai sự sáng tạo phải tạo ra một môi trường sống động và là nơi thuận tiện cho việc hội họp. Để tìm hiểu thêm về thông tin quán cafe này mời các bạn theo dõi hình ảnh dưới đây. (more…)

Nhà thi đấu Olympic Richmond hình Ovan  là một công trình kiến trúc lớn cho sự kiện Thế vận hội Olypic mùa đông 2010 được thiết kế bởi đơn vị Cannonnawm ở bên bờ sông Fraser, mái công trình được thiết kế mô phỏng theo hình cánh của con diệc, môt loài chim lớn lội nước dọc theo bờ sông. Công trình được sử dụng 3 khái niệm chính là chủ đề thiết kế: Sự uốn lượn, vút cánh bay và sự liên hợp. Chủ đề của nhà thi đấu Olympic Richmond hình Ovan là sự phản chiếu những tính năng nổi bật của tòa nhà.

Công trình sử dụng kính tạo nên một tầm nhìn hướng bắc ra bờ sống Fraser và dãy núi phía bắc. Các trụ ốp tường phía bắc được gắn với một tác phẩm điêu khắc của nghệ sỹ Susan tạo điểm nhấn. Một công trình nghệ thuật tích hợp bởi nghệ sỹ Janet Echelman đặt lơ lửng trên một cái hồ lớn hình oval. Các cây cầu bắc qua kênh đào Hollybridge, gần lối vào phía đông nam của Oval, là tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Buster Simpson. Hãy tham khảo các hình ảnh dưới đây để hiểu thêm về công trình này. (more…)

Nguồn Archdaily

Dự án đạt giải ” cánh buồm Vịnh marina bắt nguồn từ cảm hứng về môi trường cảng biển Singapore – Không khí, gió và nước – và tính đa dạng của dân số quốc tế. Từ công trình ra suốt phía vịnh, tầng thứ 63 và 70 của công trình hoàn toàn được bọc kính giống như một hình điêu khắc theo dáng cánh buồm. Ở độ cao 245 mét chiều cao, Cánh buồn vịnh Marina nhưng một nét chạm khắc nổi bật trên đường chân trời của Singapore. (more…)